Pages

 

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Tránh tạo khu khu biệt lập khi người nước ngoài mua nhà

0 nhận xét
Tán thành chủ trương nới điều kiện cho người nước ngoài sở hữu nhà ở, song Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp Luật Quốc Hội Phan Trung Lý đề xuất cần có thêm quy định để tránh hình thành những khu biệt lập chỉ có người nước ngoài sinh sống.
 
Theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), người Việt Nam định cư ở có các quyền và nghĩa vụ như công dân trong nước như sở hữu nhà ở không hạn chế về số lượng và được phép và bán, tặng cho, thế chấp, thừa kế…..
 
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng có quyền sở hữu nhà ở tại các dự án không hạn chế về số lượng. Thời hạn sở hữu đối với tổ chức tối đa không quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. Với cá nhân, thời hạn sở hữu là 50 năm và có thể gia hạn thêm.
 
Phát biểu tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ quốc hội chiều 10/3, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mở rộng điều kiện mua, sở hữu  nhà đối với kiều bào và người nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực… “Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế”, Bộ trưởng Dũng đánh giá.
bdsan
 
Tán thành chủ trương mở rộng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được quyền sở hữu nhà ở, song Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng, cần thêm quy định chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm an ninh chính trị đất nước, nhất là tại địa bàn, khu vực trọng yếu.
 
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội, cần có thêm quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt; hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực; hạn chế số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư… “Điều này sẽ tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống”, ông Phan Trung Lý nêu quan điểm.
 
Tại phiên họp sáng nay về Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, quy định mở rộng hoạt động kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng gây nhiều tranh cãi. Theo dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản như tổ chức, cá nhân trong nước. Còn tổ chức, cá nhân nước ngoài được kinh doanh bất động sản theo 4 hình thức: Đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đất thuê để cho thuê lại đất đã có hạ tầng kỹ thuật; thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật để cho thuê lại.
 
 
Dự thảo luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi chưa mở rộng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đất được giao… vì Luật Đất đai 2013 chưa cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
 
Ủy ban Kinh tế cho rằng, không nên cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư kinh doanh bất động sản đối với khu vực "nhạy cảm". Còn Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề xuất nên cấmngười nước ngoài hoạt động kinh doanh bất động sản ở đất quốc phòng an ninh.
 
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định sẽ tiếp thu tất cả ý kiến của các đại biểu. Quy định sở hữu nhà ở, cũng như kinh doanh bất động sản đối với người nước ngoài sẽ được Bộ Xây dựng rà soát và bổ sung để báo cáo Quốc hội.
Nguồn sưu tầm tổng hợp bởi doanh nghiệp tư nhân Ngọc Quý
Doanh Nghiệp Tư Nhân Ngọc Quý-chuyên san lấp mặt bằng giá rẽ trên địa bàn quận 2,quận 9,quận thủ đức
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,san lấp mặt bằng, công ty chúng tôi chuyên nhận thi công san lấp mặt bằng trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt là giá rẻ bất ngờ  cho Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức (do có nguồn đất để san lấp có sẵn trên từng địa bàn cự ly vận chuyển ngắn nên giá thành rẽ hơn bất kì đơn vị nào trên địa bàn này ).
Liên hệ với chúng tôi để san lấp mặt bằng và dịch vụ tốt nhất cho quý đơn vị !
Tel:0938743923-0927457697
Email:sanlaphcm@gmail.com
Xem tiếp...

lâu đài 15 triệu USD ở Sài Gòn

0 nhận xét
Lấy cảm hứng từ ngôi đền Taj Mahal Ấn Độ, Hoàng Khải, người sáng lập tập đoàn Khải silk dường như muốn mang cái không khí huyền hoặc, cổ kính và tráng lệ ấy về với Sài Gòn, nhưng hiện đại hơn, gần gũi hơn. Có thong tin giá trị lâu đài này trị giá 15 triệu USD.
 
Toà lâu đài với 19 phòng, mỗi phòng được thiết kế hoàn toàn khác biệt, toàn bộ nội thất chỉ với hai gam màu chủ đạo trắng và đen, điểm xuyết một chút ánh đỏ từ những hoa văn trên chiếc khăn quàng của thiếu nữ Ấn Độ, hay một chút bạc kiêu sa từ bộ đồ ăn hoàn toàn của Versace. Phòng tổng thống với diện tích 260m2 là một không gian lộng lẫy và choáng ngợp. Tất cả đều nhìn ra hướng sông. Một hồ bơi biếc xanh nằm lọt giữa lâu đài, hắt lên những hoa văn trắng được trang trí với các môtíp hoa lá theo kiểu phù điêu đắp nổi. Những vòm trần và các bức tường được trang trí các hình học phức tạp, mô phỏng theo kiến trúc Mogon và kiểu chữ viết cổ rất đẹp và bóng bẩy của người Ấn Độ… Khu vườn kéo dài đến mặt sông chỉ trồng duy nhất một loài cây màu huyết dụ. Chỉ có chiếc gương treo ở cửa ra vào theo thuật phong thuỷ, chú vẹt với lời chào hiếu khách và những nụ cười thiếu nữ nhắc nhớ một chút về văn hoá Việt.
* Vì sao sau bao nhiêu nhà hàng, khách sạn, resort… tạo dấu ấn Khaisilk, anh mới quyết định xây cho mình một lâu đài trắng?
- Ông Hoàng Khải: Ở các nước phương Tây, văn hoá lâu đài đã có từ lâu đời, trong đó có những công trình để lại cho con người những di sản kiến trúc độc đáo và tráng lệ. Nhưng người Việt Nam mình thì dường như chưa có thói quen xây lâu đài.
Kiến trúc để ở của người Việt Nam thường chỉ là biệt thự, to hơn một chút là dinh thự, biệt điện, dinh phủ… Tạo dựng Tamasagon, tôi muốn cho mọi người được thưởng thức thêm cái không khí của một di sản văn hoá đẹp nhất của Ấn Độ ngay trên đất Sài Gòn. Trong lâu đài, chỉ có duy nhất một dòng âm nhạc, đó là piano, gợi nhớ đến những lâu đài cổ ở châu Âu thế kỷ 18. Tôi nghĩ chỉ có tiếng piano, một loại nhạc cụ tinh tế mới lột tả hết sự lạnh lùng, cao sang của những kiến trúc lâu đài độc đáo. Toà lâu đài cũng sử dụng mùi hương riêng do chính mình làm ra, mùi trà trắng thanh tao và cao quý.
* Ngôi đền cổ Taj Mahal hẳn đã gây trong anh một cảm xúc rất mạnh, để anh có thể tạo dựng một giấc mơ trắng với Tamasago?
- Taj Mahal là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới ở Ấn Độ, một biểu tượng cảm động và thật đẹp về tình yêu. Đây là khu vườn lăng mộ của nhà vua Shah Jahan xây dựng nhằm tưởng nhớ người vợ quá cố của mình. Là người luôn tìm kiếm cái mới, vẻ đẹp tinh hoa của nhân loại, và chưa bao giờ muốn lặp lại mình, tôi thực sự bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp thiêng liêng, tráng lệ và rất kỳ công của Tamaha, một kỳ công của sức sáng tạo, lao động của con người. Sự độc đáo, mới lạ, nổi trội về kiến trúc làm người ta không thể nào quên.
Chọn một mảnh đất lý tưởng dọc theo bờ sông, bên cầu Ánh Sao, Phú Mỹ Hưng, cùng với hai kiến trúc sư nước ngoài, một người Nhật, một người Đức, tôi đã miêu tả hết những mong muốn của mình với một lâu đài. Hơn 1.000 công nhân làm việc trong hai năm, Tamasago dần hiện hình như một toà tháp sinh đôi màu trắng. Từ lâu đài có thể ngắm nhìn toàn cảnh đô thị Phú Mỹ Hưng. Đặc biệt, tôi dành rất nhiều diện tích phụ để làm cho toà lâu đài trở nên tráng lệ với những đài phun nước, những hồ nước bao quanh để làm cảnh quan hỗ trợ kiến trúc này, như những tấm gương phản chiếu toàn bộ vẻ đẹp lộng lẫy của toà lâu đài.
Cảm xúc của Tamaha được thể hiện nhất quán từ hoa văn, những chiếc ghế, đèn… cầu kỳ đến mức tinh tế nhất có thể, tối thiểu về màu sắc, nhưng tối đa về cảm xúc. Những bàn ăn, trên một mảng màu trắng toát, tôi thích một chút điểm xuyết đen, có thể là… liều lĩnh, nhưng nó gây cảm giác rất mạnh. Mỗi chiếc ghế màu đều được thiết kế khác nhau, không cái nào giống cái nào. Nhưng tất cả lại hoà vào nhau, làm giảm áp lực của màu đen và trắng.
* Có cảm giác như với Tamasago, anh mới được thoả sức thể hiện con người hội hoạ trong mình?
- Tôi rất quan tâm về màu và hình trong kiến trúc và nội thất. Tôi muốn tất cả những vị khách của mình được hưởng trọn niềm vui của sự sang trọng đạt đỉnh xa hoa, như những bộ đồ ăn bằng sứ với hai màu trắng đen của Versace, những chiếc đèn chùm của Hermes đều không dưới 20.000 USD/cái, cùng một phong cách phục vụ đạt đỉnh. Hơn ai hết, tôi hiểu nếu không tạo ra sự khác biệt trong phục vụ, sẽ không thể nào chinh phục được khách.
* Với Tamasago, anh mong muốn điều gì?
- Tôi muốn biến nơi đây thành một lâu đài mở cửa, để cho tất cả du khách, từ người giàu có đến người bình thường nhất, từ những chàng sinh viên nghèo đến những cô bé bán dạo, kể cả những cô giáo, thầy giáo… khi qua đây đều có thể ghé thăm. Thưởng thức một ly rượu vang, uống một ly nước trái cây thơm ngát, một ly cà phê với giá bằng những nhà hàng khác, bạn có thể chia sẻ cùng tôi vẻ đẹp của lâu đài.
Tôi đã xây rất nhiều nhà hàng, khách sạn, resort, nhưng đây là công trình đầu tiên tôi có thể tự hào. Lâu đài này tôi làm ra không phải cho mình, mà để cho mọi người cùng hưởng thụ.
* Với Au Manoir trên đường Điện Biên Phủ, anh nổi tiếng là “nhà hàng đóng cửa”, với giá cũng… trên trời! Tại sao đến giờ này lại là một lâu đài mở cửa?
- Đó thực sự là một ngưỡng sống mới của tôi. Tôi đã vượt qua năm, sáu đỉnh dốc, mới có thể “mở cửa” lòng mình. Tamasago là hương thơm của sự vương giả, tinh khiết. Hương thơm tự khắc sẽ toả, và nó phải được toả hương trong lòng những người bình thường nhất. Tôi muốn tất cả đều có thể thưởng thức mùi hương đó…
* Ý nghĩa cuộc sống với anh là gì?
- Tạo ra những sản phẩm đẹp, độc đáo, hoàn hảo cho xã hội. Một bữa ăn đẹp, một bộ thời trang đẹp, một ngôi nhà đẹp nó làm cho cuộc sống của bạn mới mẻ hơn, thi vị hơn. Hãy bước vào ngôi nhà của tôi vì nó… quá đẹp! Cái đẹp mang một giá trị vô hình, và đôi khi là vô giá.
* Bận rộn với công việc từ sáng tới tối, làm thế nào để anh tìm thấy sự bình yên?
- Tôi chỉ thực sự bình yên khi sáng tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Tôi chia sẻ với từng nhân viên của mình, để tạo sự bình yên. Những lúc không sáng tạo là lúc bất an nhất.
* Trong thời buổi kinh tế khủng hoảng, vì sao anh lại quyết định đầu tư lớn như thế cho Tamasago? Anh có mong Tamasago sẽ bền vững với thời gian?
- Đó cũng là một quyết định “verry Khaisilk”, luôn làm cái gì khác biệt, nghĩ đến cái gì không thể với tới. Trí tuệ của mình cũng chỉ là để mang lại những vẻ đẹp mới cho cuộc sống. Thời gian mới trả lời mình là ai. Thời gian cũng minh chứng cho Khải, giúp Khải vượt qua những thử thách liên tục của cuộc sống.
Một số hình ảnh của tòa lâu đài trắng Tamasago   (Ảnh: HK)

Doanh Nghiệp Tư Nhân NgọcQuý-chuyên san lấp mặt bằng giá rẽ trên địa bàn quận 2,quận 9,quận thủ đức
Liên hệ với chúng tôi để san lấp mặt bằng giá rẽ và dịch vụ tốt nhất cho quý đơn vị !
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, san lấp mặt bằng, công ty chúng tôi chuyên nhận thi công san lấp mặt bằng trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt là giá rẻ bất ngờ  cho Q2, Q9, Q. Thủ Đức (do có nguồn đất để san lấp có sẵn trên từng địa bàn cự ly vận chuyển ngắn nên giá thành rẽ hơn bất kì đơn vị nào trên địa bàn này ).
Tel:0938743923-0968311692
Email:sanlaphcm@gmail.com

Xem tiếp...

đầu tư tuyến BRT số 1

0 nhận xét
Tại Việt Nam, hiện Ngân hàng Thế giới (WB) đang tài trợ phát triển loại hình giao thông BRT tại 3 TP lớn gồm TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Trước mắt, TPHCM sẽ nhận sự tài trợ ODA của WB để đầu tư tuyến BRT số 1 trên trục đường đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ. Đại diện WB cho biết dự án trên được WB và các đơn vị liên quan nghiên cứu, khảo sát gần 6 năm nay và đang trong giai đoạn chạy nước rút công đoạn nghiên cứu khả thi.



BRT được nhiều thành phố lớn trên thế giới ưa chuộng nhờ năng lực vận chuyển tốt và
thân thiện môi trường. 
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông – đô thị TPHCM, chủ đầu tư dự án BRT số 1, cho biết BRT số 1 có chiều dài 28,6km, tổng vốn đầu tư dự kiến 3.248 tỷ đồng (khoảng 155 triệu USD). Trong đó, vốn ODA là 142 triệu USD, vốn đối ứng là 13,6 triệu USD.
Điểm đầu tuyến là Bến xe Miền Tây mới ở huyện Bình Chánh, điểm cuối tuyến là Ngã 3 Cát Lái (quận 2). Các hạng mục công trình dọc tuyến gồm 1 depot ở Thủ Thiêm, 4 nhà ga (ga đầu ở Bến xe Miền Tây, ga cuối ở Cát Lái, ga quá cảnh ở Chợ Lớn và Bến Thành). Ngoài ra còn có 2 trạm trung chuyển, 31 trạm dừng dọc tuyến.
Tuyến BRT số 1 dự kiến sử dụng 30 xe buýt chạy bằng khí CNG thân thiện với môi trường (mỗi xe có khả năng vận chuyển 200 hành khách – PV), nhờ đó giảm tiêu hao năng lượng trung bình và lượng khí thải nhà kính, giảm tai nạn giao thông. Dự kiến, khoảng tháng 4-2014, dự án sẽ triển khai các hạng mục thi công tuyến, nhà ga, mua sắm thiết bị, đến khoảng giữa năm 2018 sẽ đưa vào vận hành.
Ngoài BRT số 1, TPHCM hiện đang nghiên cứu đầu tư 5 tuyến BRT có vai trò quan trọng khác nhằm hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn TP. Đó là tuyến BRT số 2 (theo đường Nguyễn Văn Linh từ Bến xe Miền Tây mới tới cầu Phú Mỹ, chiều dài 24km), tuyến BRT số 3 (dọc theo đường vành đai 2 từ Ngã tư An Sương đến Bến xe Miền Tây mới, chiều dài 19km), tuyến BRT số 4 (theo trục đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi từ đường Kha Vạn Cân đến Công viên Chiến Thắng, chiều dài 14,5km), tuyến BRT số 5 (theo trục đường Thoại Ngọc Hầu – Vành đai trong – nối dài ra đường Nguyễn Văn Linh từ Ngã tư Bốn Xã đến đường Nguyễn Văn Linh, dài 8,7km), tuyến BRT số 6 (dọc theo đường Quang Trung, theo hướng tuyến Monorail số 3, chiều dài 8,5km).
Công cụ phát triển


BRT kết hợp được các ưu điểm của hình thức vận chuyển khối lượng lớn của tàu điện ngầm và tính linh hoạt của xe buýt với hiệu quả đầu tư cao, chi phí thấp, thời gian thi công nhanh nên rất phù hợp với các nước đang phát triển, các TP đông dân trên thế giới. Đơn cử, hệ thống BRT đầu tiên trên thế giới được triển khai tại TP Curitiba (Brazil) vào năm 1974.
Theo thống kê của Tổ chức Phát triển giao thông bền vững (EMBARQ), tính đến thời điểm tháng 11-2012, đã có 147 TP trên thế giới áp dụng mô hình vận tải BRT với tổng chiều dài gần 3.800km, vận chuyển khoảng 25 triệu lượt hành khách mỗi ngày. Các TP đã áp dụng thành công mô hình vận chuyển BRT gồm Bogota (Columbia), Quảng Châu (Trung Quốc), Ahmedabad (Ấn Độ), Jarkarta (Indonesia), Seoul (Hàn Quốc)…
Theo đại diện WB, tình trạng tắc nghẽn giao thông tại TPHCM cũng như nhiều TP lớn trên cả nước hiện nay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề kiểm soát sử dụng đất yếu, bất cân xứng cung – cầu về vận tải công cộng, mức giá cước chưa phù hợp, môi trường đường bộ kém, thiết kế đường kém, quy định quản lý và thực thi yếu.
Do đó, tầm nhìn phát triển của một TP bao gồm giao thông vận tải, sử dụng đất và chất lượng cuộc sống của người dân. Tầm nhìn của giao thông vận tải phải cần vượt xa hơn việc giải quyết tắc nghẽn giao thông, bao trùm các vấn đề chất lượng cuộc sống dựa trên nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác.
“Sử dụng BRT không phải chỉ xoáy vào vấn đề chống ùn tắc giao thông, mà phải coi nó như một công cụ để phát triển. Kế hoạch phát triển BRT cần thống nhất với thị trường và dịch vụ. Đồng thời có kế hoạch tích hợp hệ thống vận tải công cộng (không gian, thu cước, công nghệ)” – vị đại diện nhà tài trợ chia sẻ kinh nghiệm.
Ban quản lý dự án Phát triển giao thông xanh TPHCM (UCCI), chủ đầu tư dự án giao thông xanh TPHCM, cho rằng mục tiêu của dự án cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng cho người dân TP bằng xe buýt nhanh BRT sẽ góp phần nâng cao năng lực giao thông, rút ngắn thời gian đi lại trên các tuyến đường từ phía Tây sang Đông TP và ngược lại.
Nguồn sưu tầm tổng hợp bởi doanh nghiệp tư nhân Ngọc Quý
Doanh Nghiệp Tư Nhân Ngọc Quý-chuyên san lấp mặt bằng giá rẽ trên địa bàn quận 2,quận 9,quận thủ đức
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,san lấp mặt bằng, công ty chúng tôi chuyên nhận thi công san lấp mặt bằng trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt là giá rẻ bất ngờ  cho Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức (do có nguồn đất để san lấp có sẵn trên từng địa bàn cự ly vận chuyển ngắn nên giá thành rẽ hơn bất kì đơn vị nào trên địa bàn này ).
Liên hệ với chúng tôi để san lấp mặt bằng và dịch vụ tốt nhất cho quý đơn vị !
Tel:0938743923-0927457697
Email:sanlaphcm@gmail.com
Xem tiếp...

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Cuối năm nay, sửa đường Mai Chí Thọ

0 nhận xét

Sau thời gian được bù lún để bảo đảm giao thông, đường Mai Chí Thọ (quận 2, TP HCM) lại tiếp tục lún, trồi nhựa nghiêm trọng.

Theo ghi nhận của phóng viên, đoạn đường bị lún nặng nhất nằm gần giao lộ Mai Chí Thọ – Lương Định Của. Tại đây, vệt lún bánh xe hằn rất sâu, có nơi đến 15 cm. Xe cộ bắt buộc phải chạy trong vệt lún này để tránh nguy cơ bị lật nghiêng.
7tin7_c6d79
Đường Mai Chí Thọ bị lún, trồi nhựa
Ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP HCM, cho biết việc sửa chữa vẫn chưa được tiến hành vì công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian hơn dự tính. Theo ông Phúc, trong tháng 11-2013, các bên sẽ hoàn tất công tác thiết kế và đến tháng 12-2013 chuẩn bị thi công. Tuần tới, ban và đơn vị tư vấn sẽ họp rà soát tiến độ chi tiết.
Doanh Nghiệp Tư Nhân NgọcQuý-chuyên san lấp mặt bằng  trên địa bàn quận 2,quận 9,quận thủ đức
Liên hệ với chúng tôi để san lấp mặt bằng và dịch vụ tốt nhất cho quý đơn vị !

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,san lấp mặt bằng , công ty chúng tôi chuyên nhận thi công san lấp mặt bằng trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt là giá rẻ bất ngờ  cho Q2, Q9, Q. Thủ Đức (do có nguồn đất để san lấp có sẵn trên từng địa bàn cự ly vận chuyển ngắn nên giá thành rẽ hơn bất kì đơn vị nào trên địa bàn này ).

Tel:0938743923-0968311692

Email:sanlaphcm@gmail.com
Xem tiếp...

Bất động sản 2014: Thứ trưởng xây dựng dự đoán gì?

0 nhận xét
(VTC News) – “Nhìn vào sự biến đổi của thị trường bất động sản (BĐS) cuối năm 2013, tôi cho rằng năm 2014 thị trường BĐS sẽ bắt đầu hồi phục, ấm dần lên”.
 
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam về thị trường BĐS năm 2014.
- Nhìn lại thị trường BĐS trong năm 2013, Thứ trưởng đánh giá ra sao?
Trong năm 2013, chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Trên thực tế, những chính sách này đã phát huy hiệu quả tích cực. Cụ thể, các địa phương và các chủ đầu tư đều đã nhận thức được việc đầu tư tự phát, theo phong trào, không tuân thủ quy hoạch, không có kế hoạch dẫn đến thị trường BĐS phát triển không lành mạnh, không ổn định, không cân đối được cung cầu. 

nguyen tran nam_xmwv
Từ đó đã có những thay đổi tích cực trong việc tập trung đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở giá rẻ. Đồng thời điều chỉnh, chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại (NƠTM), nhà ở cao cấp sang NƠXH, nhà ở giá thấp nhằm vào nhu cầu của số đông người dân. 
Hàng loạt dự án NƠTM chuyển đổi thành NƠXH được thực hiện đã kéo theo cuộc cạnh tranh mới về giá nhà ở theo hướng có lợi cho người dân. Giá nhà ở đã giảm đáng kể so với thời kỳ sốt nóng cách đây hơn 3 năm, hầu hết các dự án giảm giá 20% – 30%, một số dự án giảm đến 50% so với lúc mở bán năm 2011. Thị trường BĐS năm 2013 cũng đã có giao dịch trở lại, đặc biệt ở phân khúc căn hộ bình dân. Nhờ đó, lượng tồn kho BĐS có xu hướng giảm dần, tính đến tháng 10/2013 giảm gần 25% so với quý I/ 2013. Có thể nói, thị trường BĐS đang dần hồi phục và ổn định trở lại.
- Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại rằng nếu đồng loạt chuyển đổi và triển khai nhiều NƠXH thì thị trường BĐS trong thời gian tới có thể sẽ dư thừa loại nhà ở này? Lo ngại đó liệu có chính đáng, thưa Thứ trưởng?
Sự lo ngại này là không có cơ sở bởi trên thực tế, nhu cầu nhà ở của người dân đô thị là rất lớn. Từ nay đến năm 2015, trong khu vực đô thị cả nước có khoảng 1.740.000 người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5 m2/người) và 1.715.000 công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ. 
Tương tự như vậy, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp đến năm 2020 sẽ tăng thêm khoảng 200.000 căn (nếu nhu cầu đến năm 2015 được giải quyết hết vào năm 2015). Trong đó, một số địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội lớn, cụ thể: Hà Nội cần 111.200 căn; TP. HCM cần 134.000 căn; Đà Nẵng cần 16.000 căn; Đồng Nai cần 95.000 căn; Bình Dương cần 104.000 căn… Tuy vậy, tổng hợp tình hình triển khai việc phát triển NƠXH cho thấy hiện nguồn cung NƠXH còn hạn chế. 
- Thứ trưởng đánh giá như thế nào về hiệu quả của gói 30.000 tỷ tác động để hỗ trợ thị trường BĐS? Việc triển khai tính tới  thời điểm hiện nay cụ thể ra sao, thưa Thứ trưởng?
Theo quy định của Nghị quyết số 02/NQ-CP, gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng với mục tiêu chủ yếu nhằm bảo đảm an sinh xã hội, tăng khả năng thanh toán cho nhóm người có thu nhập thấp, gặp khó khăn về chỗ ở – là những người có nhu cầu thực sự về nhà ở, đồng thời góp phần tăng nguồn cung về nhà ở xã hội, kể cả trường hợp chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện việc chuyển đổi sang nhà ở xã hội. 
Ngoài ra, gói tín dụng này một phần hỗ trợ cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu mua, thuê nhà ở thương mại có quy mô diện tích vừa và nhỏ, giá rẻ (diện tích dưới 70 m2 sàn, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2), do đó sẽ có tác dụng lan tỏa để góp phần giảm tồn kho sản phẩm BĐS, vật liệu xây dựng, tạo sự tăng trưởng kinh tế.
Thực tế sau 1 năm triển khai thực hiện thị trường BĐS đã có những chuyển biến tích cực, giao dịch tăng, đặc biệt đối với phân khúc nhà ở có quy mô nhỏ, trung bình, giá thấp. Tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy tồn kho BĐS đang giảm khoảng 20% so với đầu năm 2013. Tuy rằng còn khó khăn nhưng thị trường đã dần ấm lên. 
Có những dự án dù giá cao nhưng đã hoàn thành, hạ tầng đồng bộ đã có nhiều người mua và nhận bàn giao nhà. Nguồn cung đối với loại nhà xã hội, căn hộ trung bình và giá thấp thì đang tăng lên, có giao dịch tốt. Dự án mới xây xong móng bán ra đều hết. Điều đó khẳng định NQ 02 của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS đã trúng và đang từng bước đi vào cuộc sống.
- Nhiều người dân cũng như các doanh nghiệp cho rằng vẫn khó tiếp cận được gói 30.000 tỷ đồng, trong khi nhu cầu thì rất lớn. Theo Thứ trưởng đâu là nguyên nhân chính .Cần phải thực hiện giải pháp gì hiện nay để thúc đẩy tiến độ, phát huy mục tiêu của gói tín dụng hỗ trợ này?
Chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là một chính sách mới, lần đầu được triển khai thực hiện, vì vậy không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc ban đầu.  Muốn giải ngân nhanh gói này thì phải có nhiều căn hộ nhà ở xã hội hoặc căn hộ nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, trong khi nhu cầu của người dân rất lớn. 
Cả nước hiện nay cần khoảng hơn 1 triệu căn nhà xã hội, riêng TP HCM cần khoảng 134.000 căn, Hà Nội cần khoảng 111.000 căn, chưa kể những đô thị lớn như Đồng Nai, Bình Dương, những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. 
Tuy vậy, việc cung cấp nhà ở xã hội cũng cần đáp ứng những yêu cầu về trình tự, thủ tục nhất định về đầu tư xây dựng, quy hoạch và giấy phép, vì thế cũng cần có thời gian. Việc phát triển nhà xã hội là một quá trình dài hạn chứ không thể ngắn hạn được. 
Trong khi đó một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc giải quyết các trình tự, thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án nhà ở xã hội, cũng như việc xem xét, cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, cho phép điều chỉnh cơ cấu diện tích các căn hộ nhà ở thương mại cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với tiêu chí cho vay theo quy định của NQ 02.
Nguyên nhân nữa đó là một số ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ triển khai việc cho vay cũng còn quá thận trọng, dẫn đến việc chậm trễ trong việc xét duyệt, thẩm định đối tượng cho vay vốn. 
Theo phản ánh của các doanh nghiệp thì để được vay vốn ưu đãi thì sau khi có văn bản giới thiệu của Bộ Xây dựng,  các doanh nghiệp ngoài việc thực hiện 1 số thủ tục như: ký bản ghi nhớ với ngân hàng cho vay về việc tài trợ vốn vay, cung cấp các hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp và hồ sơ dự án để ngân hàng xem xét, đánh giá, thẩm định để xét duyệt hồ sơ vay vốn…, các ngân hàng còn đòi hỏi nhiều thủ tục khác không cần thiết gây kéo dài thời gian giải ngân.
Trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với nhà ở xã hội, xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai, thủ tục giao dịch bảo đảm trong việc cho vay vốn của các Tổ chức tín dụng mà hiện nay chưa được điều chỉnh bởi pháp luật có liên quan.
Để khắc phục những vấn đề bất cập, tồn tại nêu trên, Bộ Xây dựng đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường…) thực hiện các giải pháp như sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; thủ tục thực hiện, công chứng hợp đồng; đăng ký, xử lý tài sản bảo đảm; nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội… 
Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt các dự án nhà ở xã hội, cho phép chuyển đổi hoặc điều chỉnh cơ cấu các dự án nhà ở thương mại theo đề xuất của chủ đầu tư để góp phần tăng nguồn cung về nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm;  Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động nguồn vốn vay nước ngoài, vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế nhằm bổ sung nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội. Nhân đây tôi cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra, hướng dẫn và có quy trình thống nhất để các ngân hàng thương mại nhà nước được giao nhiệm vụ, đẩy mạnh hơn nữa việc giải ngân cho cả dự án và người dân.
- Theo Thứ trưởng, năm 2014 chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp tổng thể nào nhằm tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường BĐS cũng như giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân có nhu cầu?
Trước những diễn biến phức tạp của thị trường, vai trò của Nhà nước cũng như các chủ thể tham gia thị trường cần phải được tăng cường, hoàn thiện để giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. 
Để tháo gỡ được cơ bản các khó khăn của thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển, đồng thời tăng khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, trước hết cần tập trung hoàn thiện hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phát triển đô thị và nhà ở theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với phát triển đô thị và thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổn định, theo quy hoạch, kế hoạch, cân đối cung cầu, để khắc phục tình trạng phát triển bất động sản một cách tự phát, phong trào, lệch pha cung – cầu như những năm vừa qua. 
Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cần phải gắn với việc thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đảm bảo các sản phẩm bất động sản, nhà ở có chất lượng đến với người dân, phù hợp với khả năng chi trả của người dân, nhất là các đối tượng người nghèo, thu nhập thấp, có khó khăn về nhà ở. 
Các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hỗ trợ nhà ở cho vùng thường xuyên bão lũ, người già cô đơn cần được triển khai mạnh mẽ.  Đặc biệt là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội theo Nghị định số 188/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của các đối tượng là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang… 
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc, phối hợp với các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm có nhiều dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, thực hiện rà soát các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai, các dự án đã giao chủ đầu tư nhưng chưa triển khai và tiến hành phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội, phù hợp với kế hoạch phát triển nhà của địa phương.
- Vậy Thứ trưởng đánh giá thế nào về triển vọng của thị trường BĐS trong năm 2014?
Nhìn vào sự biến đổi của thị trường BĐS năm 2013, nhất là sự tiến triển tích cực ở những tháng cuối năm, tôi cho rằng năm 2014 thị trường BĐS sẽ bắt đầu hồi phục, ấm dần lên. 
Điều quan trọng là thị trường sẽ không còn các đợt sốt “nóng lạnh” bất thường, cơ cấu hàng hóa sẽ thiên về các căn hộ có quy mô nhỏ và trung bình, lôi kéo được sự quan tâm trở lại của người mua có nhu cầu thật, sẽ ổn định về mặt giá cả, tăng dần về số lượng giao dịch nhà ở xã hội và nhà ở thương mại quy mô nhỏ, trung bình sẽ là yếu tố chủ đạo dẫn dắt và có tác động lan tỏa sang các phân khúc khác.
Doanh Nghiệp Tư Nhân NgọcQuý-chuyên san lấp mặt bằng  trên địa bàn quận 2,quận 9,quận thủ đức
Liên hệ với chúng tôi để san lấp mặt bằng và dịch vụ tốt nhất cho quý đơn vị !

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,san lấp mặt bằng , công ty chúng tôi chuyên nhận thi công san lấp mặt bằng trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt là giá rẻ bất ngờ  cho Q2, Q9, Q. Thủ Đức (do có nguồn đất để san lấp có sẵn trên từng địa bàn cự ly vận chuyển ngắn nên giá thành rẽ hơn bất kì đơn vị nào trên địa bàn này ).

Tel:0938743923-0968311692

Email:sanlaphcm@gmail.com
Xem tiếp...